[ad_1]
Chứng thực là gì? Quy trình quan trọng trong pháp luật hiện hành
1. Chứng thực là gì?
Chứng thực là gì? Đây là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xác nhận, chứng nhận một sự việc, giấy tờ, văn bản, chữ ký cá nhân, thông tin cá nhân,.. Hoạt động chứng thực không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức có thật.
Cần lưu ý rằng hiện nay, chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng, bao quát khái niệm chứng thực là gì mà chỉ có khái niệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng.
Từ khái niệm trên có thể hiểu một cách gọn như sau: Chứng thực là việc công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận về:
-
Xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của một hợp đồng, của giao dịch dân sự bằng văn bản;
-
Xác nhận về tính chính xác, tính hợp pháp và không trái đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, các văn bản từ tiếng Việt được dịch sang tiếng nước ngoài hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
2. Các loại chứng thực hiện hành
Sau khi hiểu được khái niệm chứng thực là gì, bạn cần nắm được 1 số loại hiện hành trong hệ thống luật pháp Việt Nam. Căn cứ khoản 1,2,3,4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực sau:
Các loại chứng thực hiện hành |
Giải thích |
Cấp bản sao từ sổ gốc |
Là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. |
Chứng thực bản sao từ bản chính |
Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. |
Chứng thực chữ ký |
Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. |
Chứng thực hợp đồng, giao dịch |
Là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch. |
3. Giá trị pháp lý của chứng thực là gì?
Tại sao nói quy trình chứng thực là rất quan trọng trong pháp luật hiện hành? Điều này bởi giá trị pháp lý của chứng thực. Vậy giá trị pháp lý của chứng thực là gì? Tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau:
-
Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
-
Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
-
Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
-
Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch.
Xem Thêm: Nhân Thân Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Quyền Nhân Thân
4. Thực hiện chứng thực ở đâu?
Với tầm quan trọng của quy trình chứng thực bao gồm giá trị pháp lý, người dân sẽ cần thực hiện hoạt động này sao cho phù hợp với mục đích. Bạn sẽ dựa vào các loại chứng thực hiện hành gồm chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, chứng thực bản sao,…
Vậy thực hiện chứng thực ở đâu? Tùy thuộc vào loại giấy tờ, tài liệu,… mà người yêu cầu chứng thực giấy tờ, tài liệu,… có thể đến Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Phòng công chứng, Văn phòng công chứng để chứng thực.
Theo điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm chứng thực như sau:
-
Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
-
Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
-
Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần.
5. Tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch
Đối với quy trình chứng thực là gì, ngôn ngữ sử dụng trong các tài liệu cũng cần được chú ý. Căn cứ Điều 11 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Tiếng nói và chữ viết dùng trong chứng thực hợp đồng, giao dịch là tiếng Việt. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch.
6. Lệ phí chứng thực là bao nhiêu?
Cuối cùng, thông tin khi tìm hiểu chứng thực là gì là lệ phí của quy trình này. Mức thu phí chứng thực quy định tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC như sau:
STT |
Nội dung thu |
Mức thu |
1 |
Phí chứng thực bản sao từ bản chính |
2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính. |
2 |
Phí chứng thực chữ ký |
10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản |
3 |
Phí chứng thực hợp đồng giao dịch |
|
Xem Thêm: Hướng Dẫn Khai Sơ Yếu Lý Lịch Cho Viên Chức Nhà Nước Mẫu Mới Nhất
Trên đây là toàn bộ thông tin về chứng thực là gì mà bạn đang quan tâm. Đây là hoạt động quan trọng trong nhiều vấn đề hiện nay để chứng minh sự uy tín. Chứng thực phải được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền.
Nhìn chung thì hoạt động chứng thực không chỉ mang tính chất dịch vụ công, phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân, mà còn là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép công dân, tổ chức thực hiện một cách hợp pháp các giao dịch của mình; điều kiện cần để các giao dịch dân sự được bảo đảm thực hiện trên pháp luật.
MỚI NHẤT 2024: Các cấp bậc trong Công an nhân dân và thời gian thăng cấp chi tiết
Tiền bị khấu trừ là gì? Khấu trừ lương không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
Trả lương theo thời gian là gì? Hướng dẫn cách tính chuẩn nhất 2024
Trả lương theo sản phẩm là gì? Cách tính chính xác nhất năm 2024
Học bổng là gì? Nắm rõ các điều kiện để được cấp học bổng
Hướng dẫn tính cách trả lương theo khoán chuẩn và mới nhất 2024
Định nghĩa thuế là gì? Cập nhật khái niệm và đặc trưng cơ bản mới nhất 2024
Hưu trí và tử tuất là gì? Điều kiện để hưởng chế độ cho người tham gia BHXH
Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì? Cập nhật mới nhất năm 2024
Quỹ đầu tư là gì? Tất tần tật những điều cần biết về quỹ đầu tư
[ad_2]
Source link