[ad_1]
Tiếng lóng là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa của việc sử dụng tiếng lóng
1. Tiếng lóng là gì?
Khái niệm tiếng lóng là gì ngày càng trở nên phổ biến hơn trong đời sống. Hiểu một cách đơn giản thì tiếng lóng (còn gọi từ lóng) là những từ, cụm từ hay biểu hiện ngôn ngữ không theo quy chuẩn, chỉ được sử dụng bởi một nhóm người nhất định. Thông thường, giới trẻ hoặc các tầng lớp khác nhau sẽ sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp, gắn kết người trong cộng đồng.
Từ lóng bao gồm các từ viết tắt, từ ngữ thông dụng nhưng không phải từ chính thống. Tiếng lóng có nhiều dạng, có thể bao gồm cả âm thanh, biểu cảm, cử chỉ, dùng để truyền tải đúng ý nghĩa muốn thể hiện.
2. Nguồn gốc của tiếng lóng
Tiếng lóng có nguồn gốc đa dạng, không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có, do xuất phát từ nhu cầu giao tiếp của đời sống hàng ngày.
Tại Việt Nam, tiếng lóng xuất hiện từ xa xưa, tính đến thời điểm hiện tại gồm tiếng lóng thuần Việt, tiếng lóng gốc Hán và tiếng lóng vay mượn Ấn – Âu. Một số từ tiếng lóng còn có thể bắt nguồn từ các quốc gia khác hoặc đơn giản từ địa điểm của một đất nước.
Nguồn gốc đa dạng cũng là lý do tại sao lượng từ tiếng lóng ngày càng phong phú, được giới trẻ ưa chuộng sử dụng trong giao tiếp. Chúng giống như phương thức kết nối giữa những cá nhân trong cộng đồng, ngành nghề cụ thể.
Xem thêm: Um có nghĩa là gì trong tình yêu? Ý nghĩa ngôn ngữ thú vị của Gen Z
3. Đặc điểm của tiếng lóng là gì?
Tiếng lóng không phát triển theo quy tắc ngôn ngữ chính thống, không gò bó trong khuôn mẫu nhất định. Loại từ này được nhóm người, cộng đồng sáng tạo nhằm mục đích giao tiếp, kết nối dễ dàng với nhau.
Vậy làm thế nào để nhận biết tiếng lóng hay đặc điểm của tiếng lóng là gì? Dưới đây là một số đặc điểm của tiếng lóng.
3.1. Phạm vi sử dụng nhỏ
Nhìn vào khái niệm tiếng lóng là gì chắc hẳn bạn cũng biết, phần lớn từ lóng là từ ngữ địa phương, tức chỉ sử dụng trong khu vực nhất định và người nơi đó mới hiểu nghĩa, cách sử dụng. Ví dụ cụm từ “trốc tru”, tiếng lóng Nghệ An; phân tích ra thì “trốc” – đầu, “tru” – trâu, dịch ra tiếng phổ thông tức là đầu trâu.
“Trốc tru” ngoài có nghĩa là đầu trâu thì còn mang nghĩa lóng là người không hiểu biết, không chịu tiếp thu ý kiến. Cụm từ này mang sắc thái hài hước, không quá gay gắt cũng như thô tục.
Một số từ tiếng lóng xuất hiện trên mạng xã hội như “kwi kwi”, “tái châu”, “keo lỳ”, “mãi mận”, “mãi keo”, “xà lơ”… cũng có cách sử dụng tương tự. Phần lớn chúng chỉ xuất hiện trên mạng xã hội, được giới trẻ sử dụng, nếu dùng ngoài đời thì ít người biết và hiểu nghĩa.
3.2. Dễ bị loại bỏ theo thời gian
Tiếng lóng không giống với ngôn ngữ chung, do đó không được sử dụng phổ biến, không được công nhận vào từ điển, lưu hành toàn quốc, không có tính lâu dài và ổn định. Chúng chỉ được một bộ phận, cộng đồng sử dụng và công nhận nên tương đối hạn chế.
Theo thời gian, nếu có từ mới phát sinh, ý nghĩa sử dụng tốt hoặc phù hợp với thời điểm hơn thì chúng sẽ bị thay thế. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp như “thị Nở”, “Chí Phèo”, từ dùng để chỉ người có ngoại tình và tính cách tương tự, chúng không bị thay thế và lãng quên vì là sáng tạo văn học, tiếp tục tồn tại cùng tác phẩm.
3.3. Không có tính hệ thống, ứng dụng không nhiều
Tiếng lóng chỉ được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, hiếm khi người ta đưa chúng vào văn viết, đặc biệt văn bản đòi hỏi tính nghiêm túc, trang trọng.
Trong một số trường hợp qua các tác phẩm văn học, qua đối thoại trực tiếp của nhân vật trong phim hoặc kịch, tiếng lóng có xuất hiện nhưng với tần suất không nhiều, chỉ được dùng với mục đích hoặc dụng ý nghệ thuật riêng.
3.4. Không phải ngôn ngữ chính thống
Khái niệm tiếng lóng là gì và các đặc điểm trên đã khẳng định đây không phải là ngôn ngữ chính thống.
Vì chỉ được sử dụng trong một nhóm hoặc một cộng đồng nhỏ nên từ lóng không được công nhận bởi toàn bộ cộng đồng và không được sử dụng để tạo thông điệp truyền tải trong cộng đồng sử dụng.
Tiếng lóng tuy có phản ánh văn hóa bình dân, có đặc trưng văn hóa cũng như đặc trưng thời đại nhưng không thể sử dụng và phù hợp với tất cả các tầng lớp trong xã hội.
Việc sử dụng từ lóng thường bị hạn chế bởi tình huống và đối tượng sử dụng, nghĩa là chỉ khi đặt trong một hoàn cảnh cụ thể, các bên trong giao tiếp đều hiểu ngữ cảnh và bối cảnh của cuộc hội thoại thì việc sử dụng tiếng lóng mới có hiệu quả.
4. Sử dụng tiếng lóng có tốt không?
Hiểu rõ tiếng lóng là gì bạn sẽ hiểu vì sao vấn đề sử dụng tiếng lóng đến nay vẫn gặp nhiều ý kiến, bên cạnh những ý kiến tán thành có không ít người cho rằng sử dụng tiếng lóng có thể làm ảnh hưởng xấu đến đời sống.
Trong hầu hết các trường hợp, từ lóng chỉ được sử dụng trong văn nói, ít khi được sử dụng trong văn viết bởi không có tính phổ biến. Chỉ một số trường hợp rất ít có thể sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật với dụng ý riêng.
Việc sử dụng từ lóng trong đời sống nếu mang nghĩa hài hước và vui nhộn sẽ không ảnh hưởng đến mục đích giao tiếp, thậm chí có thể tạo ra không khí vui vẻ.
Vậy lí do mà nhiều người vẫn phản đối việc sử dụng tiếng lóng là gì? Trên thực tế do tính đa nghĩa và phạm vi sử dụng không cao nên có những trường hợp sử dụng từ lóng có thể gây ra sự khó hiểu cho người nghe. Đặc biệt nhiều người lợi dụng việc từ lóng với mục đích xấu, gây ra sự phản cảm và làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Việc sử dụng từ lóng không xấu nhưng bạn cần chú ý đến ngữ cảnh để dùng cho phù hợp, tránh làm mất đi mục đích tốt đẹp ban đầu, đồng thời cũng không nên lạm dụng việc sử dụng tiếng lóng để tránh phản tác dụng.
Nhìn chung, góc độ sử dụng tiếng lóng đến nay đã được mở rộng, chủ yếu với mục đích gắn kết và giao tiếp trong cộng đồng. Nếu sử dụng đúng mục đích, biết dừng đúng lúc, dùng đúng hoàn cảnh, tiếng lóng sẽ là công cụ gắn kết hiệu quả.
5. Ý nghĩa các tiếng lóng được sử dụng phổ biến
Trong nội dung tiếp theo, ibweb.vn tổng hợp bảng ý nghĩa các tiếng lóng được giới trẻ sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo, hiểu ý nghĩa cũng như hoàn cảnh sử dụng của chúng:
Tiếng lóng |
Ý nghĩa |
Bánh bèo |
Miêu tả người con gái có phong cách yểu điệu, mềm mại, thích làm nũng, đôi khi đỏng đảnh, có phần giống các tiểu thư. |
Quẩy |
Là động từ miêu tả hoạt động vui chơi, sôi động như bữa tiệc, sự kiện giải trí, concert. Bên cạnh nghĩa chính là loại bánh tròn/dài được chiên giòn. |
Vãi |
Sử dụng để nhấn mạnh mức độ tính từ/động từ bất kỳ như lạnh vãi, giàu vãi,… Đây là từ cửa miệng của nhiều bạn trẻ, thể hiện sự ngạc nhiên về một vấn đề. |
Trẻ trâu |
Dùng để chỉ người cư xử như trẻ con, thích thể hiện, muốn gây chú ý với người xung quanh. Ví dụ như người lớn tuổi nhưng thích hơn thua, ra oai bằng lời nói hoặc hành động. |
Xu cà na |
Mang nghĩa xui xẻo, mệt mỏi, gặp khó khăn hoặc điều không mong muốn. |
Hem |
Nghĩa tương tự từ “không”, thường được dùng thay thế để thể hiện sự đáng yêu, trẻ trung và gần gũi hơn. |
Toang |
Tiếng lóng thể hiện sự thất bại, một vấn đề hay kế hoạch không thành công, sai lầm khó có thể khắc phục. |
Lemỏn |
Tiếng lóng kết hợp giữa tiếng Anh và tiếng Việt, trong đó “lemon” dịch ra nghĩa là chanh, nếu thêm dấu hỏi thì ta sẽ được từ “chảnh”. |
Mai đẹt ti ni |
Là phiên âm từ cụm từ “my destiny”, tức “định mệnh của tôi”. |
Mãi mận, mãi keo |
Tức “mãi mãi, bên nhau suốt đời”, các bạn trẻ thường dùng để biểu đạt mối quan hệ thân thiết và gắn kết. |
Tiếng lóng trong tiếng Việt tương đối đa dạng và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Trên đây chỉ là một số từ mà ibweb.vn có thể liệt kê, giải thích về cách sử dụng, hoàn cảnh nên dùng của từ, cụm từ.
Xem thêm: Mộng chè là gì? Ý nghĩa siêu hài hước của từ mộng chè
6. Tiếng lóng trong một số ngôn ngữ khác
Không chỉ riêng Việt Nam, các quốc gia khác, một số bộ phận, cộng đồng của ho cũng sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp. Sau đây là ví dụ về việc sử dụng loại ngôn ngữ này:
Quốc gia |
Tiếng lóng |
Tiếng Anh |
Gồm có 3 kiểu:
|
Tiếng Nhật |
Một số từ thường được sử dụng trong cộng đồng giới trẻ như “maji de” – thực sự, “yabai” – tuyệt vời”, “meccha” – rất, “heta” – không giỏi. |
Tiếng Hàn |
Ví dụ “daebak” – tuyệt vời, “aigo” – chao ôi, “molla” – không biết, “jeongmal” – thực sự. |
Tiếng Trung |
Ví dụ: “ni hao ma” – có khỏe không, “duo xie” – cảm ơn nhiều, “bu cuo” – không sai, “wo bu renshi” – tôi không biết. |
Bảng trên đã giới thiệu tiếng lóng là gì tại một số quốc gia như Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, bạn lưu ý sử dụng nhiều ngôn ngữ này có thể làm mất đi tính lịch sự và gây khó khăn trong giao tiếp với đối phương.
Khái niệm tiếng lóng là gì đã được làm rõ trong bài viết trên. Đây là từ hoặc cụm từ được sử dụng phổ biến trong giao tiếp, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ. Phần lớn các từ lóng hình thành từ việc rút gọn, thay đổi cách viết để quá trình diễn đạt diễn ra nhanh chóng, dễ hiểu với nghĩa hài hước, thú vị.
Tiếng lóng là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa của việc sử dụng tiếng lóng
Không phải Elon Musk, đây mới là người giàu nhất thế giới
Hướng dẫn chi tiết cách thay đổi sim chính chủ Viettel tại nhà siêu đơn giản
Hướng dẫn chi tiết cách lấy mã giảm giá Tiktok cho người mới
Hướng dẫn chi tiết cách tắt chế độ im lặng trên iPhone không phải ai cũng biết
Hé lộ phần mềm lấy lại ảnh đã xóa vĩnh viễn trên iphone cực đỉnh
Chuyên gia giải đáp: Nộp tiền tại cây ATM khác ngân hàng được không?
Top 9 cách đổi font chữ trên Facebook đơn giản, tạo cá tính riêng
Um có nghĩa là gì trong tình yêu? Ý nghĩa ngôn ngữ thú vị của Gen Z
1.1.1.1 là gì? Bật mí thủ thuật tăng tốc truy cập internet nhanh nhất
[ad_2]
Source link