[ad_1]
Phỏng vấn là gì? Quy trình 1 buổi phỏng vấn ứng viên cần biết
1. Phỏng vấn là gì?
Đầu tiên, khái niệm phỏng vấn là gì? Đây là một quá trình tương tác có mục đích, thường bao gồm việc đặt câu hỏi và nhận câu trả lời giữa hai hoặc nhiều cá nhân. Thông thường, nó được phân thành hai loại chính:
-
Phỏng vấn về thông tin cá nhân của người được phỏng vấn.
-
Phỏng vấn về lĩnh vực mà người được phỏng vấn có chuyên môn và trách nhiệm phải trả lời.
Mục đích chính là để người tiến hành phỏng vấn có thể thu thập thông tin một cách trực tiếp từ người được phỏng vấn.
Bên cạnh hiểu được phỏng vấn là gì thì bạn cũng cần nắm rõ về hoạt động này trong quy trình tuyển dụng. Đây là bước không thể thiếu mà các ứng viên phải trải qua trong quá trình ứng tuyển vào 1 công ty.
Phỏng vấn tuyển dụng được coi là hình thức vấn đáp trực tiếp hoặc gián tiếp giữa bạn và nhà tuyển dụng. Mục đích của hình thức này là chọn ra được những ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp. Thông qua buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể xem xét, đánh giá năng lực làm việc, thái độ ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống,… cũng như mức độ phù hợp với yêu cầu công việc của ứng viên để đưa ra quyết định tuyển dụng thích hợp nhất.
2. Các hình thức phỏng vấn là gì?
Sau khi đã hiểu được phỏng vấn là gì, bạn cũng cần biết hoạt động này có nhiều loại khác nhau. Dưới đây là các hình thức phỏng vấn bạn bắt buộc phải biết.
STT |
Hình thức phỏng vấn |
Mô tả |
1 |
Phỏng vấn năng lực |
Trong buổi phỏng vấn năng lực, ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng đặt các câu hỏi tình huống như: “Theo bạn, kỹ năng nào mà bạn cho là thích hợp với vị trí chúng tôi đang tuyển dụng?”, “Trong quá trình làm việc từ trước đến nay, kinh nghiệm nào khiến bạn thấy tự tin nhất?”,… để đánh giá năng lực nhận định của ứng viên. |
2 |
Phỏng vấn kỹ thuật |
Hình thức phỏng vấn kỹ thuật sẽ được áp dụng bằng cách cho ứng viên thao tác công việc trực tiếp để đánh giá năng lực. Với hình thức này, bạn và ứng viên khác sẽ cùng làm một bài test về chuyên môn như: viết một đoạn code, làm một mẫu báo cáo,… |
3 |
Phỏng vấn hành vi |
Phỏng vấn hành vi được áp dụng cho những vị trí không đòi hỏi kinh nghiệm cao, chủ yếu để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng thông qua các tình huống giả định. Trong buổi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những tình huống và yêu cầu ứng viên xử lý. |
4 |
Phỏng vấn hội đồng |
Phỏng vấn hội đồng là hình thức được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn, quá trình phỏng vấn diễn ra trong một hay nhiều ngày tùy vào số lượng ứng viên và sự sắp xếp của nhà tuyển dụng. Thông thường, hội đồng phỏng vấn sẽ có từ 4 – 5 người cùng đánh giá ứng viên và đưa ra cái nhìn khách quan nhất, đảm bảo lựa chọn được người thích hợp nhất cho vị trí công việc. |
5 |
Phỏng vấn nhóm |
Với hình thức này, ứng viên sẽ được tham gia phỏng vấn theo nhóm từ 2 – 3 người trong cùng một lần, nhận cùng một câu hỏi từ nhà tuyển dụng và lần lượt trả lời theo quan điểm của mình. Thông thường, các câu hỏi đặt ra cho phỏng vấn nhóm là dạng đánh giá, kiểm tra tính nhạy bén, linh hoạt của mỗi ứng viên để xem xét phong cách làm việc của mỗi người và đưa ra quyết định cuối cùng. |
6 |
Phỏng vấn trực tiếp |
Phỏng vấn trực tiếp là hình thức được triển khai trong một hoặc nhiều giai đoạn khác nhau, tùy vào quy định và quy mô tổ chức của doanh nghiệp. Với hình thức này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá năng lực của bạn qua từng giai đoạn. Đến giai đoạn cuối cùng mà bạn vẫn được tham gia thì nghĩa là đã nằm trong top những ứng viên tiềm năng của doanh nghiệp. |
7 |
Phỏng vấn qua điện thoại |
Đây là hình thức phỏng vấn khá thông dụng, với mục đích sàng lọc ứng viên phù hợp cho buổi gặp mặt trực tiếp. Việc phỏng vấn qua điện thoại có thể được sắp xếp lịch hẹn trước. Nếu thời gian đó không thuận tiện để thực hiện cuộc phỏng vấn, bạn có thể hẹn lại và bố trí cuộc gọi phỏng vấn ở thời điểm khác thích hợp hơn. |
3. Quy trình chi tiết 1 buổi phỏng vấn như thế nào?
Bên cạnh những khái niệm và các hình thức của hoạt động phỏng vấn là gì, quy trình chi tiết của hoạt động này cũng phụ thuộc vào quy mô, cách hoạt động của từng công ty. Về cơ bản, mỗi công ty hay doanh nghiệp đều khá nhau từ bộ máy tổ chức, lĩnh vực kinh doanh,… nên quy trình tuyển dụng nhân viên cũng từ đó mà khác biệt khá nhiều.
Dưới đây là quy trình chi tiết 1 buổi phỏng vấn:
-
Đón tiếp và giới thiệu: Nhà tuyển dụng sẽ chào đón ứng viên và giới thiệu về tổ chức, vị trí công việc và các yêu cầu liên quan.
-
Tự giới thiệu: Ứng viên sẽ được yêu cầu tự giới thiệu và nêu rõ về kinh nghiệm làm việc của mình.
-
Phần hỏi đáp: Nhà tuyển dụng sẽ đặt ra các câu hỏi để đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng của ứng viên. Ứng viên cần trả lời một cách trung thực và chính xác.
-
Giải đáp thắc mắc: Ứng viên có thể đặt câu hỏi hoặc giải đáp các thắc mắc về công việc, môi trường làm việc và các chính sách của tổ chức.
-
Kết thúc phỏng vấn: Nhà tuyển dụng sẽ thông báo về các bước tiếp theo và thời gian dự kiến cho việc thông báo kết quả.
-
Theo dõi sau phỏng vấn: Sau buổi phỏng vấn, ứng viên nên gửi một email cảm ơn nhà tuyển dụng để biểu đạt sự biết ơn về thời gian và cơ hội được phỏng vấn.
Mặc dù quy trình phỏng vấn có thể thay đổi tùy thuộc vào từng tổ chức hoặc vị trí công việc cụ thể, tuy nhiên, các bước trên thường là những bước cơ bản trong quá trình phỏng vấn xin việc.
4. Những yêu cầu khi tham gia 1 buổi phỏng vấn là gì?
Phỏng vấn là hoạt động bất kỳ các bạn sinh viên nào cũng quan tâm kể cả khi ra trường hay vẫn còn đang đi học. Không chỉ vậy, hoạt động phỏng vấn sao cho hiệu quả vẫn luôn là điều mà các doanh nghiệp chú trọng. Vậy những yêu cầu khi tham gia 1 buổi phỏng vấn là gì, đối với cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên?
4.1. Đối với ứng viên
Những yêu cầu mà nhà tuyển dụng cần ở ứng viên trong 1 buổi phỏng vấn là gì? Dưới đây là tổng hợp điều mà các ứng viên nên lưu ý:
-
Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia phỏng vấn bằng việc tìm hiểu kỹ càng thông tin về vị trí công việc, văn hóa doanh nghiệp hay các câu hỏi phỏng vấn thường gặp.
-
Phản xạ nhanh với tình huống được đặt ra nhưng vẫn thể hiện được sự bình tĩnh cùng kỹ năng phân tích nhạy bén.
-
Tự tin là cần thiết, bạn nên tránh việc quá tự tin về kinh nghiệm, năng lực của bản thân và giữ sự trung thực khi cung cấp thông tin.
-
Trả lời các câu hỏi phỏng vấn đúng trọng tâm, tránh trả lời lan man, dài dòng.
-
Bạn có quyền trả lời hoặc không trả lời câu hỏi. Nên trả lời một cách lịch sự nếu quyết định không trả lời.
4.2. Đối với nhà tuyển dụng
Đối với nhà tuyển dụng, để có một buổi phỏng vấn suôn sẻ và tìm kiếm thành công một ứng viên tiềm năng; doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm như:
-
Phân loại những CV phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng, tìm hiểu để nắm bắt các thông tin cơ bản về ứng viên.
-
Luôn tôn trọng ý kiến và lắng nghe phản hồi của ứng viên.
-
Hạn chế đặt các câu hỏi quá chung chung hoặc câu hỏi mang tính thách thức cao.
-
Đánh giá ứng viên một cách khách quan nhất dựa trên những mục tiêu tuyển dụng được đặt ra.
Xem Thêm: Cách Lập Một Bản Kế Hoạch Nghề Nghiệp Tương Lai Của Bản Thân Để Sự Nghiệp Thăng Hoa
5. Bí quyết để các ứng viên có 1 buổi phỏng vấn thuận lợi nhất
Bên cạnh hiểu rõ về phỏng vấn là gì; bạn đừng bỏ qua 1 số bí quyết dưới đây giúp mình vượt qua quá trình này thuận lợi:
-
Trước khi tham gia buổi phỏng vấn, ứng viên cần tự mình tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp cũng như vai trò mà mình sẽ đảm nhận trong đó. Việc này giúp tăng thêm sự tự tin khi trả lời các câu hỏi từ nhà tuyển dụng.
-
Hãy chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp trong cuộc phỏng vấn như “Hãy tự giới thiệu về bản thân bạn?” hoặc “Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?”. Điều này giúp các ứng viên có thể trả lời một cách tự tin và mạch lạc.
-
Khi giải thích về kinh nghiệm và kỹ năng của mình, hãy đưa ra ví dụ cụ thể về các dự án đã thực hiện hoặc những thách thức đã vượt qua. Điều này giúp thể hiện rõ ràng về năng lực và sự đóng góp của ứng viên cho doanh nghiệp, công ty.
-
Thể hiện sự quan tâm đối với công ty và vị trí tuyển dụng là điều quan trọng. Hãy đặt các câu hỏi liên quan đến công việc, những thách thức mà ứng viên có thể gặp phải khi tham gia vào vị trí đó.
-
Đến buổi phỏng vấn với tư thế tự tin và chuyên nghiệp. Hãy tạo một môi trường trò chuyện tự nhiên, thân thiện với nhà tuyển dụng.
-
Nếu có bất kỳ điểm yếu nào, hãy làm sáng tỏ chúng một cách rõ ràng và chia sẻ về cách bạn đang nỗ lực để cải thiện chúng.
-
Cuối cùng, đừng quên gửi một email cảm ơn đến nhà tuyển dụng sau khi kết thúc buổi phỏng vấn. Điều này thể hiện lòng biết ơn với cơ hội đã được tạo ra và sự quan tâm của ứng viên đối với công việc.
Xem Thêm: Nên Học Chuyên Ngành Nào Của Công Nghệ Thông Tin Dễ Xin Việc, Lương Cao?
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi phỏng vấn là gì. Đây là hình thức trao đổi thông tin giữa 2 người trở lên, mục đích để nắm được những thông tin của các bên liên quan. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đã nắm được tầm quan trọng và vai trò của phỏng vấn, nhất là phỏng vấn trong quy trình tuyển dụng – ứng tuyển.
Tiền bị khấu trừ là gì? Khấu trừ lương không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
Trả lương theo sản phẩm là gì? Cách tính chính xác nhất năm 2024
Học bổng là gì? Nắm rõ các điều kiện để được cấp học bổng
Hướng dẫn tính cách trả lương theo khoán chuẩn và mới nhất 2024
Định nghĩa thuế là gì? Cập nhật khái niệm và đặc trưng cơ bản mới nhất 2024
Hưu trí và tử tuất là gì? Điều kiện để hưởng chế độ cho người tham gia BHXH
Quỹ đầu tư là gì? Tất tần tật những điều cần biết về quỹ đầu tư
Chứng thực là gì? Quy trình quan trọng trong pháp luật hiện hành
Phỏng vấn là gì? Quy trình 1 buổi phỏng vấn ứng viên cần biết
Tôn giáo là gì? Tại sao đây là điều nhà nước luôn chú trọng và quản lý?
[ad_2]
Source link