[ad_1]
Tôn giáo là gì? Tại sao đây là điều nhà nước luôn chú trọng và quản lý?
1. Tôn giáo là gì?
Đầu tiên, khái niệm tôn giáo là gì? Tôn giáo là một hệ thống các quan điểm, giá trị và hành vi về một hoặc nhiều thực thể siêu nhiên, thường gọi là thần linh. Bên cạnh đó còn có các cách mà con người tương tác với chúng thông qua các nghi lễ, thực hành và niềm tin. Tôn giáo có thể bao gồm các đạo lý, tín ngưỡng, và hành vi cộng đồng được truyền bá qua các văn bản, truyền thống, và lễ nghi.
Nó thường đóng vai trò quan trọng trong việc định hình quan điểm và hành vi của con người, cũng như trong việc xã hội hóa và tạo ra sự kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng tôn giáo. Mặt khác, tôn giáo cũng đang đáp ứng phần nào nhu cầu tinh thần của quần chúng, phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Vì vậy, nhiều người trong các thành phần xã hội khác nhau tin theo.
2. Tôn giáo ảnh hưởng các mặt nào trong xã hội?
Khi tìm hiểu tôn giáo là gì, bạn cũng thấy đây là yếu tố tác động đến nhiều mặt trong xã hội bao gồm cả chính trị lẫn duy tâm.
2.1. Tính chất chính trị trong tôn giáo là gì?
Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác nhau về lợi ích và các giai cấp bóc lột thống trị lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mục đích của mình. Những cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử và hiện tại đều xuất phát từ những ý đồ của những thế lực khác nhau trong xã hội, lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo độc lập với chính trị. Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm quyền tự do theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào, bảo đảm cho sinh hoạt tôn giáo mang tính chất tôn giáo thuần tuý, không gắn với chính trị. Bởi sức ảnh hưởng của tôn giáo là rất lớn, nhà nước cũng có ban hành những quy định quản lý để tránh trường hợp xấu xảy ra liên quan đến chính trị.
2.2. Tính chất duy tâm trong tôn giáo là gì?
Tôn giáo phản ánh hư ảo thế giới thực tại bằng các lực lượng siêu nhiên vào đầu óc con người, giải thích một cách duy tâm, thần bí những hiện tượng tự nhiên và xã hội diễn ra trong đời sống. Vì vậy, tôn giáo mang tính chất duy tâm, nhiều tín điều không được giải thích trên cơ sở khoa học.
Trong lịch sử, tôn giáo đã nhiều lần sử dụng quyền lực của mình để đàn áp các nhà khoa học, phủ nhận thành tựu khoa học. Ngày nay, một mặt, một số tổ chức và chức sắc tôn giáo triệt để tận dụng những thành tựu của khoa học để phát triển tôn giáo; mặt khác, họ tìm cách giải thích sai lệch những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, gieo rắc trong các tín đồ những định mệnh không thể cưỡng lại… Tính chất duy tâm của tôn giáo đã kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội trong chừng mực nhất định.
3. Hiện nay ở Việt Nam có những tôn giáo nào?
Khi tìm hiểu rõ ràng về tôn giáo là gì, bạn cũng nhận ra tại Việt Nam bất kỳ tôn giáo nào cũng có quyền bình đẳng, không hề phân biệt. Việt Nam là nước đa tôn giáo, phần lớn dân cư chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo. Các tôn giáo lớn ở Việt Nam là Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Hồi giáo, Cao đài và Phật giáo Hoà hảo; các tôn giáo này có hơn 15 triệu tín đồ. Các tôn giáo có nguồn gốc xuất hiện khác nhau và số lượng tín đồ khác nhau.
-
Công giáo (với hơn 5 triệu tín đồ),
-
Tin lành (với hơn 4 trăm nghìn tín đồ),
-
Phật giáo (với hơn 7 triệu tín đồ),
-
Hồi giáo (với hơn 90 nghìn tín đồ) được du nhập từ bên ngoài vào trong từng thời kỳ lịch sử và với những phương thức khác nhau.
-
Trong khi đó, Cao đài (với hơn 1 triệu tín đồ) và Phật giáo Hoà hảo (với hơn 1 triệu tín đồ) là những tôn giáo mới xuất hiện ở Việt Nam.
Các tôn giáo đều thiết lập những mối quan hệ quốc tế nhất định và chứng tác động qua lại lẫn nhau chủ yếu thông qua những mối quan hệ đó.
3. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo là gì?
Tôn giáo đã ăn sâu vào hệ tư tưởng của mỗi người dân, vì vậy việc nhà nước quan tâm và có những chính sách quản lý là điều hiển nhiên. Điều này mỗi quốc gia đều có hiến pháp và luật lệ riêng. Vậy tại Việt Nam, các nguyên tắc quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo là gì? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền con người được ghi nhận ở Điều 24 Hiến pháp năm 2013 như sau:
-
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
-
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
-
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. Tín đồ có quyền thực hiện các hoạt động tôn giáo không trái với chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo có giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật.
Và để tránh những người xấu muốn lợi dụng tôn giáo để trục lợi, nhà nước cũng không cho phép ai được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu được tôn giáo là gì. Đây luôn là một phần của cuộc sống mỗi người, nó có ảnh hưởng đến các mặt trong cuộc sống từ duy tâm đến duy vật. Tôn giáo là niềm tin vững chắc của mỗi người trong cuộc sống, vì vậy đây là điều mà nhà nước vẫn luôn sát sao và đưa ra những hiến pháp, chính sách để có thể quản lý 1 cách tốt nhất.
Xem thêm:
- Bằng tốt nghiệp là gì? Xếp loại bằng tốt nghiệp theo hệ các bậc học tại Việt Nam
- Trình độ văn hóa là gì? Cách trình bày để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
MỚI NHẤT 2024: Các cấp bậc trong Công an nhân dân và thời gian thăng cấp chi tiết
Tiền bị khấu trừ là gì? Khấu trừ lương không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
Trả lương theo thời gian là gì? Hướng dẫn cách tính chuẩn nhất 2024
Trả lương theo sản phẩm là gì? Cách tính chính xác nhất năm 2024
Học bổng là gì? Nắm rõ các điều kiện để được cấp học bổng
Hướng dẫn tính cách trả lương theo khoán chuẩn và mới nhất 2024
Định nghĩa thuế là gì? Cập nhật khái niệm và đặc trưng cơ bản mới nhất 2024
Hưu trí và tử tuất là gì? Điều kiện để hưởng chế độ cho người tham gia BHXH
Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì? Cập nhật mới nhất năm 2024
Quỹ đầu tư là gì? Tất tần tật những điều cần biết về quỹ đầu tư
[ad_2]
Source link