HomeNewsCác loại bằng cấp trong hệ thống giáo dục Việt Nam và...

Các loại bằng cấp trong hệ thống giáo dục Việt Nam và tầm quan trọng của bằng cấp

[ad_1]

Các loại bằng cấp trong hệ thống giáo dục Việt Nam và tầm quan trọng của bằng cấp

Đóng góp bởi:  
CEO Tony Vũ
Thứ Hai, 29/04/2024 10:33:00 +07:00

Các loại bằng cấp đóng vai trò quan trọng đối với cá nhân người sở hữu, rộng hơn là với xã hội của đất nước đó. Vậy tại Việt Nam, hệ thống giáo dục phân chia trình độ bằng cấp như thế nào, chúng thể hiện điều gì?
















1. Bằng cấp là gì?

Trước khi tìm hiểu trong hệ thống giáo dục Việt Nam có các loại bằng cấp nào, bạn cần hiểu bằng cấp là gì. Đây là văn bằng được cấp cho người đã hoàn thành khóa học, nhằm chứng nhận trình độ học vấn hoặc năng lực hành nghề của họ.

Tại Việt Nam, khung trình độ gồm 8 bậc cơ bản:

  • Bậc 1 tương ứng với Sơ cấp I.

  • Bậc 2 tương ứng với Sơ cấp II.

  • Bậc 3 tương ứng với Sơ cấp III.

  • Bậc 4 tương ứng với Trung cấp.

  • Bậc 5 tương ứng với Cao đẳng

  • Bậc 6 tương ứng với Đại học.

  • Bậc 7 tương ứng với Thạc sĩ.

  • Bậc 8 tương ứng với Tiến sĩ.

Khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuẩn đầu ra của cơ sở đào tạo, hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ, người học sẽ được cấp bằng tương ứng với trình độ bậc học. Bằng của bậc học cấp thấp hơn là cơ sở, điều kiện để đăng ký, xét tuyển vào bậc học cao hơn.

Các loại bằng cấp hiện nay được phân loại chủ yếu dựa trên trình độ đào tạo của người học
Các loại bằng cấp hiện nay được phân loại chủ yếu dựa trên trình độ đào tạo của người học

2. Các loại bằng cấp có ý nghĩa thế nào?

Các loại bằng cấp là minh chứng rõ ràng cho quá trình học tập, rèn luyện không ngừng của người học. Chúng có khả năng phản ánh sự nỗ lực, cố gắng hay trình độ, năng lực của mỗi cá nhân.

Đối với học vấn, các loại bằng cấp là minh chứng rằng bạn đã hoàn thành khóa học hoặc chương trình đào tạo cụ thể. Tức, bạn đã được tiếp thu và hiểu nội dung giảng dạy, có đầy đủ khả năng áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế.

Ngoài ra, nếu muốn học lên các bậc cao hơn thì bạn cần đạt bằng cấp của trình độ trước đó. Ví dụ, muốn học lên Thạc sĩ thì bạn cần tốt nghiệp đại học, được cơ sở đào tạo cấp bằng cử nhân.

Còn với công việc, bằng cấp là cơ sở để nhà tuyển dụng xác nhận năng lực của ứng viên. Xác nhận bạn đã trải qua quá trình đào tạo chuyên ngành, có đầy đủ kỹ năng về tư duy phản biệt hay quản lý công việc, đội nhóm.

Đối với người hoạt động ở lĩnh vực nghiên cứu, bằng thạc sĩ hay tiến sĩ thể hiện niềm say mê và nghiêm túc của họ. Hoặc, bằng cấp là điều kiện để bạn hoạt động, làm việc trong ngành nghề đó, ví như để trở thành giảng viên đại học bạn cần phải có bằng thạc sĩ.

Một người giàu kinh nghiệm khi sở hữu thêm bằng cấp chuyên môn, cơ hội việc làm của bạn luôn rộng mở, cạnh tranh hơn những ứng viên khác. Đồng thời, tăng cơ hội sở hữu mức thu nhập hấp dẫn, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân cũng như gia đình.

Các loại bằng cấp là minh chứng cụ thể cho quá trình học tập của một người
Các loại bằng cấp là minh chứng cụ thể cho quá trình học tập của một người

3. Các loại bằng cấp trong hệ thống giáo dục

Như chúng tôi đã chia sẻ, hệ thống giáo dục Việt Nam phân chia rõ ràng khung trình độ gồm 8 phần, mỗi khung sẽ có yêu cầu cấp bằng riêng biệt. Trong nội dung này, chúng tôi sẽ chia sẻ sâu hơn về các loại bằng cấp tại nước ta.

3.1. Chứng chỉ sơ cấp

Chứng chỉ sơ cấp là bậc đào tạo thấp nhất hiện nay, cũng là loại bằng có giá trị thấp nhất trong các loại bằng, thường phổ biến trong các trường dạy nghề hiện nay, chứng nhận việc người học đã được cung cấp các kiến thức lý thuyết cơ bản nhất của ngành nghề hoặc lĩnh vực nào đó.

Ở trình độ này, người học phải đảm bảo điều kiện là hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của từng Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3. Hiệu trưởng, người đứng đầu cơ sở đào tạo có trách nhiệm công nhận và cấp bằng cho người đã hoàn thành.

Trong các loại bằng cấp, chứng chỉ sơ cấp là loại bằng có giá trị thấp nhất
Trong các loại bằng cấp, chứng chỉ sơ cấp là loại bằng có giá trị thấp nhất

3.2. Bằng trung cấp

Bằng trung cấp là loại bằng dành cho học sinh đã tốt nghiệp chương trình trung học cơ sở và các chương trình đào tạo tương đương trở lên. Trong Khung trình độ quốc gia của nước ta hiện nay quy định về các loại bằng thì bằng trung cấp là bậc 4, đứng sau đẳng và đại học.

Bằng trung cấp có giá trị chứng thực tay nghề và trình độ chuyên môn của người học, được cấp cho người đã hoàn thành chương trình đào tạo và đáp ứng chuẩn đầu ra. Đối với người đã tốt nghiệp trung học cơ sở, thời gian đào tạo hệ Trung cấp thường chỉ kéo dài tối đa 3 năm.

Hình ảnh minh họa bằng trung cấp kỹ thuật
Hình ảnh minh họa bằng trung cấp kỹ thuật

3.3. Bằng cao đẳng

Cao đẳng được hiểu là chương trình đào tạo chuyên môn ở đa dạng các ngành nghề sau bậc trung học phổ thông. Nghĩa là học sinh sau khi lấy được bằng tốt nghiệp mới có thể theo học cao đẳng. Thời gian đào tạo của hệ cao đẳng thường ngắn hơn so với hệ đại học từ 1 – 2 năm.

Mặc dù sau khi lấy bằng, người học vẫn được coi là cử nhân nhưng mức độ chuyên môn của bằng cao đẳng vẫn thấp hơn bằng đại học.

Giống với các loại bằng cấp nêu trên, người học cần hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 5 sẽ được cấp bằng cao đẳng. Loại bằng này xác nhận trình độ của người học gồm:

  • Kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết rộng về ngành nghề đào tạo.

  • Kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội, chính trị, pháp luật và công nghệ thông tin.

  • Kỹ năng nhận thức, thực hành nghề nghiệp, giao tiếp ứng xử để giải quyết công việc, vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối thiểu, giám sát, đánh giá với những nhiệm vụ xác định.

Trong số các loại bằng cấp, cao đẳng là loại bằng phổ biến chỉ sau bằng đại học
Trong số các loại bằng cấp, cao đẳng là loại bằng phổ biến chỉ sau bằng đại học

Xem thêm: Bằng tốt nghiệp là gì? Xếp loại bằng tốt nghiệp theo hệ các bậc học tại Việt Nam

3.4. Bằng đại học

Trong số các loại bằng cấp hiện nay, bằng đại học là loại bằng được nhiều người quan tâm và theo học. Đây là văn bằng do cơ sở giáo dục cấp cho người đã hoàn thành và tốt nghiệp trình độ đại học. Trong số các loại bằng cấp, thời gian đào tạo bằng đại học thường từ 4 – 5 năm.

Bằng đại học là loại bằng danh giá của hệ thống giáo dục Việt Nam. Chúng không chỉ xác nhận người học đã hoàn thành chương trình, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra mà còn chứng thực sinh viên:

  • Có kiến thức lý thuyết lẫn thực tế một cách vững chắc, chuyên sâu.

  • Có nền tảng kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học xã hội, pháp luật và chính trị.

  • Có kỹ năng nhận thức liên quan đến phân tích, tổng hợp và phản biện.

  • Kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong những nhiệm vụ phức tạp.

  • Có khả năng làm việc độc lập hoặc nhóm, chịu trách nhiệm khi thực hiện công việc.

  • Có kỹ năng truyền đạt, phổ biến kiến thức thuộc ngành đào tạo.

Hiện nay, bằng tốt nghiệp đại học đang được phân chia thành 5 ngành nghề, cụ thể như sau:

  • Bằng cử nhân (dành cho người tốt nghiệp các ngành khoa học cơ bản như kinh tế, sư phạm hay luật).

  • Bằng dược sĩ, bác sĩ (dành cho người tốt nghiệp các ngành y, dược).

  • Bằng kiến trúc sư (dành cho người tốt nghiệp ngành kiến trúc).

  • Bằng kỹ sư (dành cho người tốt nghiệp khối ngành kỹ thuật).

  • Bằng tốt nghiệp của các ngành còn lại.

Bằng đại học là một trong các loại bằng cấp phổ biến nhất hiện nay
Bằng đại học là một trong các loại bằng cấp phổ biến nhất hiện nay

Xem thêm: [Giải thích] Học văn bằng 2 là gì? Tìm hiểu kỹ để có quyết định học tập sáng suốt

3.5. Bằng thạc sĩ

Trong số các loại bằng cấp, bằng thạc sĩ nằm trong nhóm bằng cấp sau đại học, chứng minh được năng lực nghiên cứu và kiến thức chuyên môn cao của người được cấp bằng trong một lĩnh vực học thuật cụ thể.

Bằng thạc sĩ hay Bậc 7 xác nhận trình độ của người học ở các khía cạnh:

  • Chắc kiến thức lý thuyết và thực tế, có khả năng làm chủ kiến thức trong phạm vi ngành đào tạo.

  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp, phản biện cũng như đánh giá thông tin, dữ liệu một cách khoa học.

  • Kỹ năng nghiên cứu, phát triển, đổi mới và sử dụng công nghệ phù hợp trong lĩnh vực chuyên môn.

  • Kỹ năng truyền đạt, phổ biến tri thức lĩnh vực chuyên môn.

  • Khả năng tự định hướng, thích nghi với sự thay đổi của môi trường nghề nghiệp.

  • Khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nghiệm vụ, quản lý, đánh giá, cải tiến nâng cao hoạt động nghề nghiệp.

Bằng thạc sĩ cũng được phân thành từng loại, cụ thể như sau:

  • Bằng thạc sĩ nghiên cứu: Chương trình đào tạo thạc sĩ nghiên cứu thường tập trung và hướng người học vào việc phát triển những kỹ năng liên quan đến nghiên cứu, phân tích và đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề trong lĩnh vực nhất định.

  • Bằng thạc sĩ chuyên môn: Chương trình thạc sĩ chuyên môn thường giúp cho người học nắm vững một lĩnh vực cụ thể trong ngành học, thời gian đào tạo thường từ 1 – 3 năm.

  • Bằng thạc sĩ học thuật: Chương trình thạc sĩ học thuật thường tập trung vào việc mang đến kiến thức tự nhiên và xã hội một cách chuyên sâu, bao gồm thạc sĩ khoa học xã hội và thạc sĩ khoa học tự nhiên.

Các tiêu chí phân loại bằng thạc sĩ trên thực tế chỉ mang tính chất tham khảo chung, mỗi quốc gia có thể sẽ có những đánh giá hoặc tiêu chí phân loại khác.

Các loại bằng cấp khác nhau sẽ có giá trị và ý nghĩa khác nhau, do đó nếu muốn học lên cao sau đại học, cần tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn loại bằng phù hợp với ngành nghề đang hoạt động và điều kiện làm việc.

Có được bằng thạc sĩ sẽ giúp bạn được đánh giá và có nhiều cơ hội hơn trong công việc
Có được bằng thạc sĩ sẽ giúp bạn được đánh giá và có nhiều cơ hội hơn trong công việc

3.6. Bằng tiến sĩ

Bằng tiến sĩ hay Bậc 8 là trình độ cao nhất trong các loại bằng cấp thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam. Người học được công nhận về:

  • Kiến thức lý thuyết và thực tế chuyên sâu, tiên tiến, được xếp vào vị trí hàng đầu của chuyên ngành đào tạo.

  • Kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin, phát hiện cũng như giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

  • Khả năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo và sáng tạo tri thức mới.

  • Kỹ năng truyền đạt và phổ biến tri thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế, hoạt động chuyên môn.

  • Có năng lực sáng tạo, khả năng tự định hướng, dẫn dắt chuyên môn.

  • Có thể đưa ra kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên môn.

Trong số các loại bằng hiện nay, bằng tiến sĩ là loại bằng danh giá và có trình độ cao nhất
Trong số các loại bằng hiện nay, bằng tiến sĩ là loại bằng danh giá và có trình độ cao nhất

Các loại bằng cấp trong hệ thống giáo dục Việt Nam gồm chứng chỉ sơ cấp, bằng trung cấp, bằng cao đẳng, bằng đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. Mặc dù hiện nay bằng cấp không phải là yếu tố quan trọng nhất thể hiện năng lực của một người nhưng nếu có được các loại bằng cấp phù hợp với vị trí công việc sẽ giúp bạn dễ dàng thăng tiến hơn.

Bài viết liên quan

MỚI NHẤT 2024: Các cấp bậc trong Công an nhân dân và thời gian thăng cấp chi tiết

MỚI NHẤT 2024: Các cấp bậc trong Công an nhân dân và thời gian thăng cấp chi tiết

Tìm hiểu về các cấp bậc trong Công an nhân dân giúp bạn nhận biết được sự khác biệt so với các cấp bậc trong quân đội. Thông qua dấu hiệu nhận biết, bạn cũng có thể hiểu rõ những chức vụ và trách nhiệm của mỗi người trong tổ chức.

Xem thêm »

Tiền bị khấu trừ là gì? Khấu trừ lương không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?

Tiền bị khấu trừ là gì? Khấu trừ lương không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?

Tìm hiểu tiền bị khấu trừ là gì có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động và người sử dụng lao động. Chủ thể sẽ không trực tiếp đi nộp thuế tại cơ quan quản lý thuế mà tiền thuế theo quy định sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc trừ trên thu nhập của họ.

Xem thêm »

Trả lương theo thời gian là gì? Hướng dẫn cách tính chuẩn nhất 2024

Trả lương theo thời gian là gì? Hướng dẫn cách tính chuẩn nhất 2024

Thời gian làm việc là hình thức quy đổi để trả lương phổ biến. Vậy trả lương theo thời gian là gì? Đây là khoản tiền lương mà các doanh nghiệp trả cho người lao động dựa trên mức lương đã thỏa thuận trước đó cùng với thời gian làm việc thực tế. Lương có thể trả theo ngày, tuần, tháng hoặc năm, tùy thuộc vào tính chất công việc của từng doanh nghiệp.

Xem thêm »

Trả lương theo sản phẩm là gì? Cách tính chính xác nhất năm 2024

Trả lương theo sản phẩm là gì? Cách tính chính xác nhất năm 2024

Hình thức trả lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào đơn giá khoán, số lượng, chất lượng sản phẩm thực tế mà họ làm ra. Đây là hình thức được ứng dụng nhiều tại các nhà máy hay lĩnh vực như công trình xây dựng. Khi áp dụng hình thức trả lương này, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước và cần duy trì thực hiện trong thời gian nhất định.

Xem thêm »

Học bổng là gì? Nắm rõ các điều kiện để được cấp học bổng

Học bổng là gì? Nắm rõ các điều kiện để được cấp học bổng

Bất kỳ ai theo đuổi con đường học tập, nghiên cứu muốn giảm gánh nặng chi phí đều quan tâm đến học bổng. Vậy học bổng là gì, có bao nhiêu loại học bổng, điều kiện xét duyệt và làm thế nào để thuận lợi lấy được học bổng, cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

Xem thêm »

Hướng dẫn tính cách trả lương theo khoán chuẩn và mới nhất 2024

Hướng dẫn tính cách trả lương theo khoán chuẩn và mới nhất 2024

Thay vì trả lương cố định theo tháng, nhiều doanh nghiệp lại chọn cách trả lương theo khoán để nâng cao năng suất công việc. Đây là một hình thức trả lương căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành để tính toán và trả tiền lương cho người lao động.

Xem thêm »

Định nghĩa thuế là gì? Cập nhật khái niệm và đặc trưng cơ bản mới nhất 2024

Định nghĩa thuế là gì? Cập nhật khái niệm và đặc trưng cơ bản mới nhất 2024

Định nghĩa thuế là gì? Thuế được xem là nguồn thu chính của chính phủ và được sử dụng để cung cấp các dịch vụ công cộng, được thu từ những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã có đủ điều kiện để đóng thuế theo quy định. Cụ thể, thuế dùng để làm gì, có những hình thức nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Xem thêm »

Hưu trí và tử tuất là gì? Điều kiện để hưởng chế độ cho người tham gia BHXH

Hưu trí và tử tuất là gì? Điều kiện để hưởng chế độ cho người tham gia BHXH

Hiểu rõ chế độ hưu trí và tử tuất là gì giúp người tham gia BHXH không bị thiệt thòi, đảm bảo quyền lợi của chính mình. Đây là 2 chế độ nằm trong BHXH mà người lao động được hưởng khi đã hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc chẳng may tử vong.

Xem thêm »

Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì? Cập nhật mới nhất năm 2024

Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì? Cập nhật mới nhất năm 2024

Khi đi xin việc làm, biết rõ 1 bộ hồ sơ xin việc gồm những gì là điều bắt buộc với các ứng viên. Ngoài chuẩn bị sơ yếu lý lịch, CV xin việc, ứng viên còn phải chuẩn bị thêm một số tài liệu quan trọng khác để nhân sự đánh giá chính xác hơn về mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí cần tuyển dụng.

Xem thêm »

Quỹ đầu tư là gì? Tất tần tật những điều cần biết về quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là gì? Tất tần tật những điều cần biết về quỹ đầu tư

Hiểu được quỹ đầu tư là gì giúp các bạn lựa chọn phương hướng đầu tư hợp lý cho tài sản của mình. Quỹ đầu tư là sản phẩm hoặc dịch vụ được thành lập bởi các công ty quản lý quỹ. Mục tiêu là tạo ra lợi nhuận từ việc sở hữu và quản lý các tài sản này, sau đó chia sẻ lợi nhuận với các nhà đầu tư theo tỷ lệ được quy định trước.

Xem thêm »







[ad_2]

Source link

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments